Lần đầu tàu kinh tế của châu Âu, một mình nước Đức đã cứu khu vực Eurozone khỏi sụp đổ vào năm 2012. Đồng thời, lao động Đức được hưởng chế độ bảo vệ người lao động tuyệt vời và thời gian làm việc ngắn hơn so với hầu hết những người lao động ở các quốc gia khác. Làm thế nào mà người Đức chỉ làm việc trung bình 35 tiếng/tuần (với 24 ngày nghỉ phép có lương) có thể duy trì năng suất làm việc cao đến như vậy?
Người Đức có 4 bí quyết làm việc giúp tăng năng suất làm việc của họ.
Giờ làm việc chỉ để làm việc
Trong văn hóa doanh nghiệp đức, khi một nhân viên đang ở nơi là việc, họ không nên làm những việc riêng khác bên ngoài công việc. Facebook, tám chuyện với đồng nghiệp và giả vờ đang làm việc khi sếp đi ngang qua là những hành vi không được chấp nhận trong xã hội của họ.
Tất nhiên, ở quốc gia nào thì những hành động như vậy cũng không làm những nhà quản lý cảm thấy hài lòng. Nhưng ở Đức, các việc làm ‘ngoài luồng’ cũng khiến những đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.
Trong thước phim tài liệu “Biến tôi thành người Đức” của BBC, một người phụ nữ trẻ đã giải thích về cú sốc văn hóa cô phải trải qua khi đi trao đổi ở Anh. Cô đã rất ngạc nhiên bởi thái độ làm việc không quá trang trọng của những nhân viên người Anh.
Những người Đức cũng tiết lộ rằng nhân viên không được phép dùng Facebook trong văn phòng cũng như sử dụng email cá nhân.
Tập trung vào mục tiêu và trao đổi trực tiếp được coi trọng
Văn hóa doanh nghiệp của Đức có sự tập trung cao độ và coi trọng trao đổi trực tiếp. Trong khi những người Mỹ có khuynh hướng ưa chuộng những câu chuyện phiếm và duy trì một bầu không khí lạc quan, thì người Đức hiếm khi nói vòng quanh.
Người Đức sẽ nói chuyện trực tiếp với người quản lý về đánh giá hiệu suất, bắt đầu ngay vào nội dung chính của cuộc thay mà không cần bất cứ khúc dạo đầu nào và sử dụng ngôn ngữ chỉ đạo mà không cần làm cho nó mềm mại hơn bằng những cụm từ lịch sự. Ví dụ, một sếp người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt nếu bạn có thể hoàn thành việc này vào 3 giờ chiều”, còn sếp người Đức sẽ nói: “Tôi cần nó vào 3 giờ chiều.”
Khi người Đức ở nơi làm việc, họ tập trung và siêng năng. Điều này dẫn đến năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Người Đức có đời sống xã hội ngoài công việc
Người Đức làm hết sức, chơi hết mình. Do họ đã tập trung vào đạt năng suất hiệu quả trong thời gian làm việc, nên thời gian ngoài hành chính thực sự là dành cho việc nghỉ ngơi. Do môi trường tập trung và nghiêm trang của các doanh nghiệp Đức, nên các nhân viên không nhất thiết phải đi chơi với nhau sau giờ làm việc. Người Đức thường coi trọng sự tách biệt giữa cuộc sống riêng tư và cuộc sống ở nơi làm việc. Vào năm 2014, chính phủ Đức đã cân nhắc việc cấm các email liên quan đến công việc sau 6 giờ tối.
Để lấp đầy thời gian rảnh rỗi của mình, hầu hết người Đức tới các câu lạc bộ để thường xuyên gặp gỡ những người cùng chung sở thích trong cộng đồng của họ. Những sở thích phổ biến ở Đức bao gồm thể thao, hợp xướng hoặc hát, âm nhạc, leo núi, sưu tập…
Ngay cả ngôi làng nhỏ nhất ở Đức cũng có các câu lạc bộ đang hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người dân. Thay vì ở nhà để xem TV sau giờ làm, hầu hết người Đức thích giao tiếp với những người khác trong cộng đồng của họ.
Người Đức cũng được hưởng số lượng lớn ngày nghỉ phép có lương, khoảng từ 25 – 30 ngày. Những ngày nghỉ kéo dài đồng nghĩa với việc các gia đình có thể tận hưởng một tháng ở cùng nhau, thuê một căn hộ bên bờ biển hoặc đi du lịch dài ngày đến một thành phố mới thú vị.
Doanh nghiệp tôn trọng việc làm cha mẹ của nhân viên
Thời gian nghỉ sau sinh của cha mẹ ở Đức được gọi là Elternzeit. Nước Đức có một số chính sách bảo vệ quyền lợi của cha mẹ thuộc loại bao quát nhất trong các quốc gia đã phát triển.
Nhược điểm của các quyền lợi nghỉ đẻ này là người sử dụng lao động có thể tránh thuê phụ nữ với nỗi lo rằng họ sẽ lợi dụng những lợi ích to lớn này. Các hội đồng quản trị của Đức luôn có tỷ lệ các thành viên nam giới cao hơn so với các nước phát triển khác, dù chính phủ đang tìm cách để loại bỏ xu thế này.
Lợi ích tài chính của việc ở nhà (từ cả 2 chương trình Elternzeit và Elterngeld – hỗ trợ tiền cho các bậc cha mẹ) thường quá tốt để các bà mẹ ở Đức bỏ qua, và có thể khiến sự nghiệp của họ bị trì trệ hoặc không tồn tại.
Do lao động tự nguyện (một nhân viên có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào mà không cần lý do, giải thích hoặc cảnh cáo; ngược lại, nhân viên có thể tự do bỏ việc hoặc rời đi không cần lý do) không tồn tại ở Đức, nên tất cả các nhân viên đều có hợp đồng với người thuê họ.
Những bậc cha mẹ làm việc tích cực trong 12 tháng trước khi sinh con được hưởng phúc lợi từ Elternzeit bao gồm 3 năm nghỉ không lương với một hợp đồng “ngủ đông”. Những người đủ điều kiện sẽ được làm việc bán thời gian lên đến 30 giờ/tuần trong khi nghỉ phép và được làm toàn thời gian sau khi kết thúc thời gian nghỉ sau sinh.
Bên cạnh bảo vệ hợp đồng của nhân viên, nhà nước sẽ trả 67% lương của họ (mức trần là 1800 Euro/tháng) trong 14 tháng. Những quyền lợi này áp dụng cho các cặp đôi cùng giới.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính: Phòng P1-2.38, tầng 2, tòa nhà Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TPHCM
Tel: 028 3990 3188
Chi nhánh Hà Nội: Trung tâm Global Vietnam Aupair, tầng 4, số 2, ngõ 36, đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024 379 55 817
Facebook: https://www.facebook.com/globalvietnamaupair/
Hoặc gọi điện đến số 0902 208 015 để nghe tư vấn trực tiếp
Người Đức có 4 bí quyết làm việc giúp tăng năng suất làm việc của họ.
Giờ làm việc chỉ để làm việc
Trong văn hóa doanh nghiệp đức, khi một nhân viên đang ở nơi là việc, họ không nên làm những việc riêng khác bên ngoài công việc. Facebook, tám chuyện với đồng nghiệp và giả vờ đang làm việc khi sếp đi ngang qua là những hành vi không được chấp nhận trong xã hội của họ.
Tất nhiên, ở quốc gia nào thì những hành động như vậy cũng không làm những nhà quản lý cảm thấy hài lòng. Nhưng ở Đức, các việc làm ‘ngoài luồng’ cũng khiến những đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.
Trong thước phim tài liệu “Biến tôi thành người Đức” của BBC, một người phụ nữ trẻ đã giải thích về cú sốc văn hóa cô phải trải qua khi đi trao đổi ở Anh. Cô đã rất ngạc nhiên bởi thái độ làm việc không quá trang trọng của những nhân viên người Anh.
Những người Đức cũng tiết lộ rằng nhân viên không được phép dùng Facebook trong văn phòng cũng như sử dụng email cá nhân.
Tập trung vào mục tiêu và trao đổi trực tiếp được coi trọng
Văn hóa doanh nghiệp của Đức có sự tập trung cao độ và coi trọng trao đổi trực tiếp. Trong khi những người Mỹ có khuynh hướng ưa chuộng những câu chuyện phiếm và duy trì một bầu không khí lạc quan, thì người Đức hiếm khi nói vòng quanh.
Người Đức sẽ nói chuyện trực tiếp với người quản lý về đánh giá hiệu suất, bắt đầu ngay vào nội dung chính của cuộc thay mà không cần bất cứ khúc dạo đầu nào và sử dụng ngôn ngữ chỉ đạo mà không cần làm cho nó mềm mại hơn bằng những cụm từ lịch sự. Ví dụ, một sếp người Mỹ sẽ nói: “Thật tuyệt nếu bạn có thể hoàn thành việc này vào 3 giờ chiều”, còn sếp người Đức sẽ nói: “Tôi cần nó vào 3 giờ chiều.”
Khi người Đức ở nơi làm việc, họ tập trung và siêng năng. Điều này dẫn đến năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Người Đức có đời sống xã hội ngoài công việc
Người Đức làm hết sức, chơi hết mình. Do họ đã tập trung vào đạt năng suất hiệu quả trong thời gian làm việc, nên thời gian ngoài hành chính thực sự là dành cho việc nghỉ ngơi. Do môi trường tập trung và nghiêm trang của các doanh nghiệp Đức, nên các nhân viên không nhất thiết phải đi chơi với nhau sau giờ làm việc. Người Đức thường coi trọng sự tách biệt giữa cuộc sống riêng tư và cuộc sống ở nơi làm việc. Vào năm 2014, chính phủ Đức đã cân nhắc việc cấm các email liên quan đến công việc sau 6 giờ tối.
Để lấp đầy thời gian rảnh rỗi của mình, hầu hết người Đức tới các câu lạc bộ để thường xuyên gặp gỡ những người cùng chung sở thích trong cộng đồng của họ. Những sở thích phổ biến ở Đức bao gồm thể thao, hợp xướng hoặc hát, âm nhạc, leo núi, sưu tập…
Ngay cả ngôi làng nhỏ nhất ở Đức cũng có các câu lạc bộ đang hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người dân. Thay vì ở nhà để xem TV sau giờ làm, hầu hết người Đức thích giao tiếp với những người khác trong cộng đồng của họ.
Người Đức cũng được hưởng số lượng lớn ngày nghỉ phép có lương, khoảng từ 25 – 30 ngày. Những ngày nghỉ kéo dài đồng nghĩa với việc các gia đình có thể tận hưởng một tháng ở cùng nhau, thuê một căn hộ bên bờ biển hoặc đi du lịch dài ngày đến một thành phố mới thú vị.
Doanh nghiệp tôn trọng việc làm cha mẹ của nhân viên
Thời gian nghỉ sau sinh của cha mẹ ở Đức được gọi là Elternzeit. Nước Đức có một số chính sách bảo vệ quyền lợi của cha mẹ thuộc loại bao quát nhất trong các quốc gia đã phát triển.
Nhược điểm của các quyền lợi nghỉ đẻ này là người sử dụng lao động có thể tránh thuê phụ nữ với nỗi lo rằng họ sẽ lợi dụng những lợi ích to lớn này. Các hội đồng quản trị của Đức luôn có tỷ lệ các thành viên nam giới cao hơn so với các nước phát triển khác, dù chính phủ đang tìm cách để loại bỏ xu thế này.
Lợi ích tài chính của việc ở nhà (từ cả 2 chương trình Elternzeit và Elterngeld – hỗ trợ tiền cho các bậc cha mẹ) thường quá tốt để các bà mẹ ở Đức bỏ qua, và có thể khiến sự nghiệp của họ bị trì trệ hoặc không tồn tại.
Do lao động tự nguyện (một nhân viên có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào mà không cần lý do, giải thích hoặc cảnh cáo; ngược lại, nhân viên có thể tự do bỏ việc hoặc rời đi không cần lý do) không tồn tại ở Đức, nên tất cả các nhân viên đều có hợp đồng với người thuê họ.
Những bậc cha mẹ làm việc tích cực trong 12 tháng trước khi sinh con được hưởng phúc lợi từ Elternzeit bao gồm 3 năm nghỉ không lương với một hợp đồng “ngủ đông”. Những người đủ điều kiện sẽ được làm việc bán thời gian lên đến 30 giờ/tuần trong khi nghỉ phép và được làm toàn thời gian sau khi kết thúc thời gian nghỉ sau sinh.
Bên cạnh bảo vệ hợp đồng của nhân viên, nhà nước sẽ trả 67% lương của họ (mức trần là 1800 Euro/tháng) trong 14 tháng. Những quyền lợi này áp dụng cho các cặp đôi cùng giới.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính: Phòng P1-2.38, tầng 2, tòa nhà Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TPHCM
Tel: 028 3990 3188
Chi nhánh Hà Nội: Trung tâm Global Vietnam Aupair, tầng 4, số 2, ngõ 36, đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024 379 55 817
Facebook: https://www.facebook.com/globalvietnamaupair/
Hoặc gọi điện đến số 0902 208 015 để nghe tư vấn trực tiếp