Aupair là chương trình trao đổi văn hoá dành cho những sinh viên nước ngoài đến ở cùng 1 gia đình người bản địa tại 1 đất nước khác, học hỏi văn hoá, ngoại ngữ của đất nước đó thông qua cuộc sống hàng ngày.
"Đi Au Pair" là đi sang nước khác giúp việc vặt (vào mùa nghỉ học hay cả 1 năm : trông trẻ em, phụ làm cơm, dọn dẹp nhà cửa, ...) cho 1 gia đình bản địa, được giúp học tiếng, và ăn ở ở đó như 1 thành viên trong gia đình, và hàng tháng được 1 số tiền tiêu vặt (Taschengeld) và 1 số thời gian rảnh tự do làm việc riêng ở ngoài (thời gian làm việc và tiền tiêu vặt sẽ phụ thuộc vào luật Aupair của từng quốc gia).
Hầu như tất cả mọi người đều phải trải qua những cú sốc văn hóa khi đến với một môi trường hoàn toàn mới lạ. Mọi thứ đều khác biệt từ ngôn ngữ , thức ăn, con người đến cách ứng xử trong cuộc sống… Những cú sốc văn hóa xuất phát từ việc bạn không biết phải làm gì, làm thế nào để làm việc, sinh sống trong một môi trường mới. Cũng như không biết những điều gì là phù hợp hoặc không phù hợp.
Một trong những điều khó khăn nhất của sốc văn hóa là chúng ta thường không biết rằng chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi những cú sốc đó. Chúng ta cảm thấy buồn, cô đơn và suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều đang không đúng và chúng chống lại bạn, nhưng chúng ta không biết rằng đó là một phản ứng bình thường khi chúng ta bước chân vào một nền văn hóa mới .
Cảm giác sốc văn hóa thường sẽ xuất hiện sau một vài tuần đầu tiên khi bạn đến một nơi ở mới .
Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị sốc văn hóa là:
- Lo lắng với những vấn đề nhỏ nhất của sức khỏe.
- Tức giận một cách thái quá trước một vấn đề nhỏ.
- Mong muốn trở về nhà.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá ít hoặc quá nhiều)
- Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi như giận dữ, khó chịu, bực bội, hoặc chỉ muốn ở một mình
- Lý tưởng hóa quốc gia của bạn.
- Không thể giải quyết ngay cả vấn đề nhỏ nhất.
- Thiếu tự tin.
- Cảm giác bị mất tích, bị bỏ quên hoặc bị lạm dụng quá mức.
Bảo vệ bản thân trước những cú sốc văn hóa không nhất thiết phải đến từ việc luôn cởi mở hoặc đầy thiện chí (đặc điểm cần thiết cho sự thành công của người tham gia chương trình Au pair), mặc dù những phẩm chất này có thể bảo vệ bạn trước cú sốc văn hóa hay hỗ trợ phục hồi sốc một cách nhanh chóng . Sự ảnh hưởng của cú sốc văn hóa đối với mỗi người là khác nhau, nhưng hầu hết những bạn trẻ đi au pair đều đã vượt qua cú sốc văn hóa cũng như phục hồi tâm lý hoàn toàn trước những cú sốc đó.
Sốc văn hóa đem lại cho chúng ta một cảm giác không hề dễ chịu nhưng nó cũng là một cơ hội để học hỏi và tiếp thu những điều mới. Cú sốc văn hóa giúp chúng ta có một sự trưởng thành hơn về mọi mặt.
Sau đây là những giai đoạn thông thường của sốc văn hóa.
Giai đoạn đầu tiên : Bạn có thể cảm thấy tuyệt vời. Vốn tiếng anh của bạn đủ dùng, đó là điểm đến, nơi ở rất thú vị, những con người tốt bụng và như thế rõ ràng là bạn đã nắm trong tay một kinh nghiệm tuyệt vời. Thời gian này được gọi là " tuần trăng mật ", tất cả mọi thứ đều thật mới lạ và thú vị . Bạn cũng nhận thấy lời phàn nàn từ những người đi trước nhưng điều đó lại khiến bạn có thể cảm thấy một chút vượt trội so với họ, bởi lẽ rõ ràng là họ đã không thể điều chỉnh mọi thứ tốt như bạn.
Giai đoạn thứ hai : Bạn có thể nhạy cảm với cả những vấn đề nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn này, sẽ xuất hiện cảm giác bất mãn , thiếu kiên nhẫn , tức giận , buồn bã, và cảm thấy tự ti. Không còn ở vị trí người khách nước ngoài đi du lịch với mọi thứ tốt đẹp mà trở thành một thành viên thường xuyên của gia đình và bạn có thể cảm thấy bị bỏ quên hoặc cảm giác khi bị sai khiến làm mọi việc. Ở giai đoạn này, các bạn trẻ au pair thường gặp nhau và than phiền về gia đình chủ nhà về các vấn đề như cha mẹ nuôi luôn luôn bận rộn và những đứa trẻ thì không ngoan, chúng có quá nhiều đồ chơi và thật khó để kiểm soát. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc văn hóa .
Giai đoạn thứ ba : Bạn lấy lại được sự hài hước và đam mê ngôn ngữ của bạn cũng như phong tục và văn hóa. Bạn có thể không thích mọi thứ thuộc về đất nước đó, nhưng bạn đã tìm thấy đủ niềm vui để thưởng thức và học cách trải qua phần còn lại. Bạn bắt đầu thấy rằng một năm là một thời gian quá ngắn và còn rất nhiều điều bạn muốn làm trong khi bạn đang ở đây . Những mục tiêu mới lại được thiết lập.
Giai đoạn thứ tư - sốc văn hóa ngược. Điều này xảy ra khi bạn trở về nước của bạn . Bạn có thể thấy rằng mọi thứ không còn giống như bạn nhớ . Hoặc bạn có thể thấy rằng không có gì thay đổi ở đó nhưng chính bản thân bạn đã thay đổi, đó là những thay đổi khi bạn trải qua cú sốc văn hóa lần một rồi làm quen với chúng. Trong khi bạn bè, gia đình vẫn luôn như thế hơn nữa họ còn có thể không thể hiểu được một con người mới ở bạn.
Cách để giảm và đối mặt trước những cú sốc văn hóa
Một số cách để chống lại căng thẳng do sống trong một môi trường mới là:
- Đi học (học một lớp học ngôn ngữ), thực hiện một sở thích nào đó.
- Hãy kiên nhẫn , làm quen với mọi thứ mới lạ ở đất nước khác sẽ mất khá nhiều thời gian.
- Tạo lập thói quen hoạt động thể chất. Có thể đi bộ, đi bơi hoặc ghi danh vào một lớp học yoga, thể dục nhịp điệu. Mọi thứ cũng sẽ giúp bạn thư giãn và vượt qua.
- Thư giãn và ngồi thiền cũng đã được chứng minh rất có lợi cho những người đang trải qua thời kỳ căng thẳng.
- Hãy luôn giữ liên lạc với những người bạn đồng hương. Họ sẽ khiến bạn cảm thấy luôn được gần quê hương và không còn cảm cô đơn hay bị xa lánh .
- Tìm kiếm cơ hội để tương tác với người bản địa. Điều này sẽ giúp bạn học ngoại ngữ một cách nhanh hơn và dễ dàng điều chỉnh những khác biệt văn hóa.
- Tham gia tình nguyện cộng đồng sẽ giúp bạn giảm áp lực về ngôn ngữ và khiến bạn cảm thấy mình trở nên có ích.
- Dành thời gian để giao lưu với những bạn trẻ au pair từ những nước khác. Lúc này bạn sẽ có một cái nhìn rộng hơn về thế giới cũng như sẽ học cách thích nghi văn hóa từ họ và nhìn sự khác biệt văn hóa theo một chiều hướng tích cực hơn.
- Tập trung năng lượng để thay đổi .
- Hãy chú ý đến mối quan hệ với gia đình tiếp nhận và những người bạn mới của bạn . Họ sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong thời điểm khó khăn đấy .
- Thiết lập từng mục tiêu thông qua đó đánh giá sự trưởng thành của bạn .
- Tìm cách để thích nghi với những điều mà các bạn không hài lòng 100%.
- Hãy luôn giữ vững niềm tin của chính mình. Theo đuổi mục tiêu của bạn và tiếp tục cho kế hoạch tương lai.
- Nếu bạn cảm thấy căng thẳng , hãy hỏi nhân viên tư vấn để được hỗ trợ aupair, họ sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn.
Đăng ký tham gia chương trình Aupair : http://www.globalvietnamaupair.com/2014/09/form-dang-ky-tham-gia-aupair.html
Hy vọng bài viết Global Vietnam Aupair chia sẻ là động lực giúp các bạn hoàn thành giấc mơ của mình một cách hiệu quả và nhanh nhất.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính: Phòng P1-2.38, tầng 2, tòa nhà Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TPHCM
Tel: 028 3990 3188
Chi nhánh Hà Nội: Trung tâm Global Vietnam Aupair, tầng 4, số 2, ngõ 36, đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024 379 55 817
Facebook: https://www.facebook.com/globalvietnamaupair/
Website: http://www.globalvietnamaupair.com/
Hoặc gọi điện đến số 0902 208 015 để nghe tư vấn trực tiếp
"Đi Au Pair" là đi sang nước khác giúp việc vặt (vào mùa nghỉ học hay cả 1 năm : trông trẻ em, phụ làm cơm, dọn dẹp nhà cửa, ...) cho 1 gia đình bản địa, được giúp học tiếng, và ăn ở ở đó như 1 thành viên trong gia đình, và hàng tháng được 1 số tiền tiêu vặt (Taschengeld) và 1 số thời gian rảnh tự do làm việc riêng ở ngoài (thời gian làm việc và tiền tiêu vặt sẽ phụ thuộc vào luật Aupair của từng quốc gia).
Hầu như tất cả mọi người đều phải trải qua những cú sốc văn hóa khi đến với một môi trường hoàn toàn mới lạ. Mọi thứ đều khác biệt từ ngôn ngữ , thức ăn, con người đến cách ứng xử trong cuộc sống… Những cú sốc văn hóa xuất phát từ việc bạn không biết phải làm gì, làm thế nào để làm việc, sinh sống trong một môi trường mới. Cũng như không biết những điều gì là phù hợp hoặc không phù hợp.
Một trong những điều khó khăn nhất của sốc văn hóa là chúng ta thường không biết rằng chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi những cú sốc đó. Chúng ta cảm thấy buồn, cô đơn và suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều đang không đúng và chúng chống lại bạn, nhưng chúng ta không biết rằng đó là một phản ứng bình thường khi chúng ta bước chân vào một nền văn hóa mới .
Cảm giác sốc văn hóa thường sẽ xuất hiện sau một vài tuần đầu tiên khi bạn đến một nơi ở mới .
Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị sốc văn hóa là:
- Lo lắng với những vấn đề nhỏ nhất của sức khỏe.
- Tức giận một cách thái quá trước một vấn đề nhỏ.
- Mong muốn trở về nhà.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá ít hoặc quá nhiều)
- Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi như giận dữ, khó chịu, bực bội, hoặc chỉ muốn ở một mình
- Lý tưởng hóa quốc gia của bạn.
- Không thể giải quyết ngay cả vấn đề nhỏ nhất.
- Thiếu tự tin.
- Cảm giác bị mất tích, bị bỏ quên hoặc bị lạm dụng quá mức.
Bảo vệ bản thân trước những cú sốc văn hóa không nhất thiết phải đến từ việc luôn cởi mở hoặc đầy thiện chí (đặc điểm cần thiết cho sự thành công của người tham gia chương trình Au pair), mặc dù những phẩm chất này có thể bảo vệ bạn trước cú sốc văn hóa hay hỗ trợ phục hồi sốc một cách nhanh chóng . Sự ảnh hưởng của cú sốc văn hóa đối với mỗi người là khác nhau, nhưng hầu hết những bạn trẻ đi au pair đều đã vượt qua cú sốc văn hóa cũng như phục hồi tâm lý hoàn toàn trước những cú sốc đó.
Sốc văn hóa đem lại cho chúng ta một cảm giác không hề dễ chịu nhưng nó cũng là một cơ hội để học hỏi và tiếp thu những điều mới. Cú sốc văn hóa giúp chúng ta có một sự trưởng thành hơn về mọi mặt.
Sau đây là những giai đoạn thông thường của sốc văn hóa.
Giai đoạn đầu tiên : Bạn có thể cảm thấy tuyệt vời. Vốn tiếng anh của bạn đủ dùng, đó là điểm đến, nơi ở rất thú vị, những con người tốt bụng và như thế rõ ràng là bạn đã nắm trong tay một kinh nghiệm tuyệt vời. Thời gian này được gọi là " tuần trăng mật ", tất cả mọi thứ đều thật mới lạ và thú vị . Bạn cũng nhận thấy lời phàn nàn từ những người đi trước nhưng điều đó lại khiến bạn có thể cảm thấy một chút vượt trội so với họ, bởi lẽ rõ ràng là họ đã không thể điều chỉnh mọi thứ tốt như bạn.
Giai đoạn thứ hai : Bạn có thể nhạy cảm với cả những vấn đề nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn này, sẽ xuất hiện cảm giác bất mãn , thiếu kiên nhẫn , tức giận , buồn bã, và cảm thấy tự ti. Không còn ở vị trí người khách nước ngoài đi du lịch với mọi thứ tốt đẹp mà trở thành một thành viên thường xuyên của gia đình và bạn có thể cảm thấy bị bỏ quên hoặc cảm giác khi bị sai khiến làm mọi việc. Ở giai đoạn này, các bạn trẻ au pair thường gặp nhau và than phiền về gia đình chủ nhà về các vấn đề như cha mẹ nuôi luôn luôn bận rộn và những đứa trẻ thì không ngoan, chúng có quá nhiều đồ chơi và thật khó để kiểm soát. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc văn hóa .
Giai đoạn thứ ba : Bạn lấy lại được sự hài hước và đam mê ngôn ngữ của bạn cũng như phong tục và văn hóa. Bạn có thể không thích mọi thứ thuộc về đất nước đó, nhưng bạn đã tìm thấy đủ niềm vui để thưởng thức và học cách trải qua phần còn lại. Bạn bắt đầu thấy rằng một năm là một thời gian quá ngắn và còn rất nhiều điều bạn muốn làm trong khi bạn đang ở đây . Những mục tiêu mới lại được thiết lập.
Giai đoạn thứ tư - sốc văn hóa ngược. Điều này xảy ra khi bạn trở về nước của bạn . Bạn có thể thấy rằng mọi thứ không còn giống như bạn nhớ . Hoặc bạn có thể thấy rằng không có gì thay đổi ở đó nhưng chính bản thân bạn đã thay đổi, đó là những thay đổi khi bạn trải qua cú sốc văn hóa lần một rồi làm quen với chúng. Trong khi bạn bè, gia đình vẫn luôn như thế hơn nữa họ còn có thể không thể hiểu được một con người mới ở bạn.
Cách để giảm và đối mặt trước những cú sốc văn hóa
Một số cách để chống lại căng thẳng do sống trong một môi trường mới là:
- Đi học (học một lớp học ngôn ngữ), thực hiện một sở thích nào đó.
- Hãy kiên nhẫn , làm quen với mọi thứ mới lạ ở đất nước khác sẽ mất khá nhiều thời gian.
- Tạo lập thói quen hoạt động thể chất. Có thể đi bộ, đi bơi hoặc ghi danh vào một lớp học yoga, thể dục nhịp điệu. Mọi thứ cũng sẽ giúp bạn thư giãn và vượt qua.
- Thư giãn và ngồi thiền cũng đã được chứng minh rất có lợi cho những người đang trải qua thời kỳ căng thẳng.
- Hãy luôn giữ liên lạc với những người bạn đồng hương. Họ sẽ khiến bạn cảm thấy luôn được gần quê hương và không còn cảm cô đơn hay bị xa lánh .
- Tìm kiếm cơ hội để tương tác với người bản địa. Điều này sẽ giúp bạn học ngoại ngữ một cách nhanh hơn và dễ dàng điều chỉnh những khác biệt văn hóa.
- Tham gia tình nguyện cộng đồng sẽ giúp bạn giảm áp lực về ngôn ngữ và khiến bạn cảm thấy mình trở nên có ích.
- Dành thời gian để giao lưu với những bạn trẻ au pair từ những nước khác. Lúc này bạn sẽ có một cái nhìn rộng hơn về thế giới cũng như sẽ học cách thích nghi văn hóa từ họ và nhìn sự khác biệt văn hóa theo một chiều hướng tích cực hơn.
- Tập trung năng lượng để thay đổi .
- Hãy chú ý đến mối quan hệ với gia đình tiếp nhận và những người bạn mới của bạn . Họ sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong thời điểm khó khăn đấy .
- Thiết lập từng mục tiêu thông qua đó đánh giá sự trưởng thành của bạn .
- Tìm cách để thích nghi với những điều mà các bạn không hài lòng 100%.
- Hãy luôn giữ vững niềm tin của chính mình. Theo đuổi mục tiêu của bạn và tiếp tục cho kế hoạch tương lai.
- Nếu bạn cảm thấy căng thẳng , hãy hỏi nhân viên tư vấn để được hỗ trợ aupair, họ sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn.
Đăng ký tham gia chương trình Aupair : http://www.globalvietnamaupair.com/2014/09/form-dang-ky-tham-gia-aupair.html
Hy vọng bài viết Global Vietnam Aupair chia sẻ là động lực giúp các bạn hoàn thành giấc mơ của mình một cách hiệu quả và nhanh nhất.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở chính: Phòng P1-2.38, tầng 2, tòa nhà Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TPHCM
Tel: 028 3990 3188
Chi nhánh Hà Nội: Trung tâm Global Vietnam Aupair, tầng 4, số 2, ngõ 36, đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024 379 55 817
Facebook: https://www.facebook.com/globalvietnamaupair/
Website: http://www.globalvietnamaupair.com/
Hoặc gọi điện đến số 0902 208 015 để nghe tư vấn trực tiếp